Các nhà khoa học đã phát hiện ra lứa tuổi mới lớn giống như chiếc máy bay phản lực chở đầy khách đang cất cánh, trong khi các thiết bị kiểm tra và hệ hoa tiêu vẫn vội vã lắp ráp trong phòng lái.
Khi “đứa bé dễ thương” dường như chỉ qua một đêm biến đổi thành một thiếu niên luôn sẵn sàng khiêu khích và cáu gắt, là khi bóng ma của lứa tuổi dậy thì xuất hiện ồn ào trong một gia đình. Đôi lúc cha mẹ không nhận ra đứa con mình nữa. Các nhà thần kinh học đã “nhìn” vào bên trong đầu của lứa tuổi mới lớn để tìm hiểu tại sao tuổi teen lại thường kỳ lạ như vậy.
Tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ, nằm cách Washington vài km về phía đông bắc, tuần nào cũng vậy, từ 17 năm nay, đón các thiếu niên đến chụp cộng hưởng từ não. Lần lượt từng người một được ông Jay Giedd, một nhà tâm lý học trẻ em gọi vào, đặt nằm trên giường rồi đẩy vào một ống lớn màu xám.
Trong 15 phút, sóng radio và từ trường thăm dò từng vùng não và tạo hình ba chiều từ những dữ liệu thu được. Kết quả là khi dữ liệu càng nhiều, những quan niệm về độ tuổi bí ẩn “dậy thì” càng bị lung lay.
Cho đến giữa thập niên 1990, các chuyên gia đều tin rằng bộ não của con người phát triển hoàn tất vào độ tuổi 12. Những biến đổi lạ kỳ ở tuổi dậy thì hoặc là do hoóc môn, do tâm lý biến đổi hoặc do cả hai.
Nhưng khi chụp quét não, người ta đã tìm ra những kết quả hết sức bất ngờ.
Thay vì là một cơ quan đã được hoàn tất với những kết cấu vững chắc, trong sọ của trẻ dậy thì là một công trường xây dựng rất nhộn nhịp, với nhiều khung giàn dáo được thay nhau dựng lên, liên kết mới được tạo thành và liên kết cũ lại bị giật sập. Nhiều khu xây dựng được cho là đã hoàn tất từ lâu lại đang được đo đạc lại, nhiều nơi khác rõ ràng là đang ở trong thời kỳ được tu bổ.
“Bộ não phát triển trong những năm của lứa tuổi teen năng động hơn chúng tôi nghĩ rất nhiều,” Giedd nói. Vì thế mà hình ảnh của một người gần như trưởng thành, “về sinh học đã hoàn tất” chỉ còn thừa một vài hoóc môn, đã phai nhạt đi.
Ban đầu, nó hình thành vô số liên kết mới để có khả năng xử lý và lưu trữ thông tin. Nhưng tiếp đó, nó lại cắt bớt sự đa dạng, chỉ để lại các liên kết thường dùng đến. Điều này được gọi là “Thuyết Darwin trong thần kinh”. Sau cùng, bộ não chín muồi trở thành một cỗ máy kiểm soát và suy nghĩ với ít kết nối hơn nhưng nhanh hơn. Nó trưởng thành.
Việc hiểu rõ sự tái xây dựng của bộ não đã dẫn đến những cách nhìn mới về tuổi dậy thì.
“Ngày nay, những giải thích đơn giản không còn đầy đủ nữa”, Karina Weichhold, tham gia một nghiên cứu dài hạn về tuổi dậy thì tại Đại học Jena (Đức), nói.
Chẳng hạn, tuyến tùng quả trong não sản xuất hoóc môn melatonin gây buồn ngủ chậm hơn 2 giờ mỗi ngày, vì thế mà nhiều thiếu niên lâm vào tình trạng “thời kỳ đến chậm” – buồn ngủ muộn hơn cả thế giới còn lại. Và cũng vì chất melatonin phân hủy muộn hơn nên buổi sáng những người này thức dậy cũng mệt nhọc hơn.
Phần vỏ não trước trán là nơi đưa ra những quyết định như “bây giờ đầu tiên là tôi làm bài tập, sau đó đi đổ rác – rồi mới viết mail cho bạn bè”.
Thế nhưng do những tu bổ liên tục mà phần vỏ này gần như không thể tiếp cận được. Vì vậy, sẽ có khi cha mẹ yêu cầu hàng chục lần mà đứa trẻ vẫn không mang rác đi đổ: đó là do phần vỏ não trước trán đánh giá thế giới và những tín hiệu của nó khác đi.
Một thiếu niên trong tuổi teen như thế thật ra phải trả lời câu hỏi do bố mẹ gào lên: “Mày có hiểu chưa?” một cách thật thà rằng: “Vâng ạ, hiểu rồi, nhưng không phải như bố mẹ nghĩ đâu”. Song đôi khi cậu ta dường như “tỉnh bơ” trước những cơn thịnh nộ đó? Điều này có thể cũng có liên quan đến sự phát triển của bộ não. Vì trong khoảng từ 12 đến 18 tuổi, vận tốc mà thiếu niên nhận biết cảm xúc của những người chung quanh giảm đi đến 20% – có thể là một dấu hiệu của sự kết nối không hiệu quả các trung tâm thần kinh.
Sự hiểu lầm và bốc đồng kỳ lạ của lứa tuổi dậy thì
Trong một thí nghiệm đơn giản, các nhà nghiên cứu của Bệnh viện McLean tại Belmont, Massachusetts đã chứng minh lứa tuổi thiếu niên xử lý những thông điệp được cho là không thể hiểu nhầm được một cách kỳ lạ như thế nào. Họ cho nhiều thiếu niên và người trưởng thành xem một loạt ảnh chân dung chụp nhiều người với vẻ mặt giận dữ, đau buồn, tức giận và vui vẻ. Đồng thời, não của người tham gia được chụp ảnh.
Kết quả: Trong khi người trưởng thành dùng vỏ não trước trán để hiểu những cảm xúc phức tạp, thì lứa tuổi dậy thì lại dùng phần hạch hạnh nhân – điều khiển những phản ứng mang tính bản năng.
“Tôi tin rằng thùy trán ở tuổi dậy thì không phải lúc nào cũng hoạt động hoàn chỉnh”, bà Deborah Yurgelin-Todd lãnh đạo nhóm giải thích. “Vì thế mà lứa thiếu niên thường không nghĩ đến những hậu quả do hành vi của họ mang lại và có những cư xử mà chúng ta đánh giá là bốc đồng.”
Đối với bậc làm cha mẹ, điều đó nghĩa là nếu muốn đứa con 15 tuổi làm nhanh bài tập toán thì không nên nhấn mạnh đến những bất lợi trừu tượng trong tương lai xa vời (“Nếu thế thì con sau này chẳng bao giờ có việc làm đàng hoàng đâu.”) mà nên nhiều hơn là đến những lợi ích cụ thể trước mắt (“Có điểm toán tốt thì mẹ cho tiền con đi xem phim!”).
Một nguyên nhân khác khiến trẻ dậy thì hành động không suy nghĩ là do bộ phận nhân áp ngoài (nucleus accumbens) nằm sâu trong não chưa chín muồi. Bộ phận này tham gia điều khiển việc hướng đến thưởng công, và nó làm việc ở thiếu niên chậm chạp hơn là ở người lớn – có nghĩa là lứa tuổi teen phải nhảy từ một vách đá cao hơn để có được cùng một cảm giác mạnh như tại một người trưởng thành.
Đồng thời, bộ não của tuổi teen lại chưa chín muồi đủ để có thể đáng giá hết những nguy hiểm đi cùng. Vì thế mà tai nạn không phải là điều đáng ngạc nhiên. Trong thời kỳ này (thời mà con người đạt đến đỉnh cao về mặt thể xác), tỷ lệ tử vong ở châu Âu cao gấp 2-3 lần so với lứa tuổi trẻ em. Gần như toàn bộ những nguyên nhân gây chết người nhiều nhất trong khoảng đời này đều là do sai lầm khi dự tính không đúng hay cảm xúc thái quá.
Tuy nhiên, nhiều nhà sinh học thần kinh cũng tin rằng những trải nghiệm thực tế sẽ tác động ngược lại đến sự hình thành cấu trúc của não.
Bao giờ thì trưởng thành?
Giáo sư tâm lý học người Đức Till Roenberg ủng hộ một định nghĩa mới: Trưởng thành là những người tự nguyện đi ngủ sớm. Vì việc giã từ cuộc sống như con cú đêm đánh dấu không nhầm lẫn bước đi vào tuổi trưởng thành. Phụ nữ bước qua “cuộc thi trưởng thành” này trung bình vào lúc 19,5 tuổi và nam giới với 20,9 tuổi.
Đối với những nhà nghiên cứu não như Jay Giedd thì một người 20 tuổi vẫn còn lâu mới hoàn toàn trưởng thành. Ông dự đoán rằng não con người vẫn còn trong tình trạng tái xây dựng mãi đến tuổi 25.
Bài viết liên quan
ĐỐI DIỆN VỚI HÀNH VI THỦ DÂM CỦA CON NHƯ THẾ NÀO?
Đối với một số bậc cha mẹ, không gì xấu hổ hơn việc bắt quả
Th12
Các biện pháp tránh thai hiệu quả
Th12
“Mẹ ơi, mẹ có chết không?”: Câu trả lời khác biệt từ 2 người mẹ quyết định mức độ thành công và hạnh phúc của cuộc đời con
Khi nói về cái chết, tất cả chúng ta đều chẳng khác gì một đứa
Th12
Làm gì khi phát hiện con yêu sớm? Bài học quý giá cho phụ huynh!
Thơ Thơ hiện đang học lớp 6. Gần đây cô Tâm để ý thấy con
Th12
Nữ sinh cấp 3 bị bạn học “thiêu sống” 10 năm trước, giờ có ngoại hình gây ngỡ ngàng và bài học dành cho bố mẹ khi có con “yêu sớm”
Vụ “thiêu sống” nữ sinh đã khiến cô gái chịu nhiều thương tật, tất cả
Th11
Bé gái mẫu giáo đụng chạm vùng nhạy cảm của bạn nam cùng lớp, nguyên nhân đến từ thói quen với mẹ ở nhà
Dù đã khuyên răn nhưng bé gái vẫn lặp lại hành vi đụng chạm cơ
Th11
Báo Anh viết về chiến dịch chống lạm dụng tình dục trẻ em ở Việt Nam
Tờ Guardian cho rằng chính phủ Việt Nam đã có những sáng kiến tích cực
Th11
Ý nghĩa hoa hồng là gì? Hoa hồng tình yêu là gì?
Muôn thuở hoa hồng vẫn là biểu tượng của tình yêu nồng cháy. Vậy nhưng
Th11
Bức thư gửi mẹ nhân ngày 20/10 khiến dân mạng rơi nước mắt
Mẹ kính yêu..! Giờ này mẹ đã ngủ…. Con viết cho mẹ khi con đang
Th11
Nhớ lớp, nhớ trường…
Sau khoảng thời gian phải nghỉ học dài ngày để phòng chống dịch Covid-19, nhiều
Th10
Thống báo mở kênh Youtube chính thức của giaoducgioitinh.vn
Dự án giáo dục giới tính do UBest Group thực hiện và phát triển nhằm
Th10
Tình yêu tuổi học trò: Dạy con yêu như thế nào?
Yêu sớm, tình yêu tuổi học trò, không phải là tội nên hãy ngưng những
Th10