Mẹ kính yêu..!
Giờ này mẹ đã ngủ….
Con viết cho mẹ khi con đang say. Hôm nay con uống 2 cốc bia mẹ ạ. Con say. Con khóc.
Ngày 20/10 là gì hả mẹ? Với mẹ chỉ giản đơn là 1 ngày bình thường thôi nhỉ.
Con khóc. Và con nghĩ về mẹ. Từ khi con hiểu được 20/10 là gì? Con đã làm được những gì cho mẹ.
Ngày cấp 1 con xin mẹ 2.000 đồng để đóng tiền mua hoa cho cô giáo chủ nhiệm. Đi học về thấy mẹ đang bán những tạ than đen nhẻm, cái cân phải luồn đòn gánh vào vì chưa có cân bàn… vai phải mẹ thường đau mỗi tối.
Ngày cấp 2 con xin mẹ 10.000 đồng để ngoài tiền mua hoa cho cô, còn mua thiếp hí hoáy cả đêm tô vẽ, tặng những người bạn con yêu thương. Mẹ nằm trên giường vắt tay lên trán: “Tháng này bố mày chắc không được nghỉ phép”…
Ngày cấp 3 con xin mẹ 50.000 đồng, để cùng các bạn trong lớp cắm trại và liên hoan tới tối muộn mới về. Mẹ đã lau sạch sẽ nhà cửa, mâm cơm tối vẫn còn để gọn gàng thức ăn cho riêng con. 2 thằng em chành chọe nhau mệt rồi lại ôm nhau ngủ…
Đại học. Con là cán bộ lớp, con chúc mừng nhiều người lắm, bạn bè, cô giáo, những cô bác con quen…những ngôn từ dí dỏm và đặc biệt dành riêng từng người. Mẹ điện thoại lên và nói những điều như ngày nào cũng điện để nói: ” Đi ngủ nhớ mắc màn, tối nhớ cài cửa thật kỹ, ngủ sớm đi”.
Nhưng…mẹ biết không, con luôn nghĩ tới mẹ đầu tiên. Con luôn thế. Ngày bé, có lần con làm tặng mẹ bài thơ nhưng không dám đưa, có lần mua hoa tặng mẹ rồi lại đưa cho đứa bạn về… cắm. Có lẽ do mình ở quê mẹ nhỉ? Ở quê những bà mẹ đầu tắt mặt tối, chẳng chồng con nào tổ chức ngày của mẹ.
Con lên thành phố
Con gặp những người đàn bà ngang tuổi mẹ. Họ mặc váy và đi dép cao. Họ bước những bước đi uốn dẻo nhẹ nhàng lịch lãm, không vội vã, tất bật như mẹ. 8h tối họ trang điểm và đi cafe, mẹ cơm nước, giặt giũ và mắc màn cho chúng con ngủ.
Con gặp những người đàn bà ngang tuổi mẹ. Họ nói về khiêu vũ, về những chuyến công tác đi mệt lử nhưng biết nơi này, nơi kia, biết món này món kia. Còn mẹ của con, khi con điện thoại về hỏi: Mẹ ơi con ghẹ là con gì mẹ nhỉ? có người nói với con là con ghẹ ăn ngon. Mẹ trả lời: “Mẹ cũng không rõ lắm, hình như nó giống con hến, con ngao”…Và khi con được biết về con ghẹ. Con khóc.
Con gặp những người đàn bà ngang tuổi mẹ. Chồng họ chở đi siêu thị mỗi tuần, và đi mua cho những bộ quần áo đẹp. Vậy mà những lúc chán chồng, họ đi ra phố phường với đám bạn, và vào vũ trường, vào cafe. Còn mẹ, mẹ khóc mỗi khi bố làm mẹ buồn. Và mẹ nói với chúng con: “Chỉ mẹ được nói bố, chúng mày là con dù bố mẹ có sai đến thế nào cũng không có quyền nói…”.
Mẹ của con. Lúc này con nhớ về tuổi thơ con. Quãng đời con trải qua bên mẹ. Chúng con luôn có mẹ ở bên. Và bố cũng thế, bố gọi điện thoại mỗi ngày mẹ nhỉ, và bố gặp lần lượt từ mẹ tới 3 đứa con… Bố mỗi tháng về 1 lần. Chúng con lớn lên, đứa nào cũng sáng sủa khôn ngoan, ai cũng khen mẹ thật giỏi, bố thật may vì có mẹ… Bố con cũng là một người đàn ông tuyệt vời phải không mẹ. Dẫu đôi lúc bố làm mẹ buồn, nhưng con người có ai hoàn hảo đâu? Con cũng thấy xấu hổ lắm, khi con, khi em con, chẳng ngoan như những gì mẹ đã chờ mong.
Mẹ! Mẹ ngủ đi, đừng thức nữa, sao giấc ngủ mẹ chẳng sâu thế. Sao sau 1 đêm mắt mẹ càng quầng? Sao mẹ hay ốm đau?
Mẹ! Con yêu mẹ. Con yêu mẹ. Và con sẽ sống thật tốt như những gì bà ngoại đã dạy mẹ để mẹ dạy con. “Sống không quỵ lụy ai, không hài lòng và không giả dối”.
Con đã lớn khôn, con đã trưởng thành, nhưng những tối rúc đầu vào nách mẹ mà ngủ vùi, tới sáng vẫn dang chân tay trên giường ngon giấc…còn mẹ đã nấu xong bữa sáng. Con bỗng thấy mình như một công chúa nhỏ, thấy con là người hạnh phúc nhất thế gian, vì tất cả những gì bố mẹ dành cho chị em con, là những điều con không mong gì hơn thế nữa.
Đêm nay con chúc mẹ ngủ ngon, và bố ở nơi xa sẽ luôn mơ về mẹ!
Cảm nhận về bức thư: Những kỷ niệm về mẹ, những tháng ngày sống bên mẹ, những khoảnh khắc được mẹ che chở chính là những gì hạnh phúc nhất đối với con. Bao năm tần tảo, vất vả khó khăn chỉ mong con trưởng thành, thành người có ích, công ơn trời biển ấy của mẹ, với con chẳng gì sánh bằng. Cuộc đời thì chẳng bao giờ yên ả, lúc sóng gió, khi chông gai đầy thử thách nhưng vẫn bằng cách nào đó, mẹ luôn ở bên cạnh con và động viên để con có thể bước tiếp mà chẳng sợ sệt bất cứ điều gì. Sau tất cả, mẹ chính là nguồn động viên to lớn nhất đối với con, là chỗ dựa tinh thần để con luôn mạnh mẽ trong cuộc sống, là nơi ấm áp, an toàn và hạnh phúc nhất mà con luôn muốn tìm về dù ở bất cứ nơi đâu….
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
Giáo dục giới tính xin trân trọng gửi đến các bạn tâm thư trên. Mong các bạn hãy dành tình yêu thương cho cha mẹ thật ý nghĩa
Bài viết liên quan
ĐỐI DIỆN VỚI HÀNH VI THỦ DÂM CỦA CON NHƯ THẾ NÀO?
Đối với một số bậc cha mẹ, không gì xấu hổ hơn việc bắt quả
Th12
Các biện pháp tránh thai hiệu quả
Th12
“Mẹ ơi, mẹ có chết không?”: Câu trả lời khác biệt từ 2 người mẹ quyết định mức độ thành công và hạnh phúc của cuộc đời con
Khi nói về cái chết, tất cả chúng ta đều chẳng khác gì một đứa
Th12
Làm gì khi phát hiện con yêu sớm? Bài học quý giá cho phụ huynh!
Thơ Thơ hiện đang học lớp 6. Gần đây cô Tâm để ý thấy con
Th12
Nữ sinh cấp 3 bị bạn học “thiêu sống” 10 năm trước, giờ có ngoại hình gây ngỡ ngàng và bài học dành cho bố mẹ khi có con “yêu sớm”
Vụ “thiêu sống” nữ sinh đã khiến cô gái chịu nhiều thương tật, tất cả
Th11
Bé gái mẫu giáo đụng chạm vùng nhạy cảm của bạn nam cùng lớp, nguyên nhân đến từ thói quen với mẹ ở nhà
Dù đã khuyên răn nhưng bé gái vẫn lặp lại hành vi đụng chạm cơ
Th11
Báo Anh viết về chiến dịch chống lạm dụng tình dục trẻ em ở Việt Nam
Tờ Guardian cho rằng chính phủ Việt Nam đã có những sáng kiến tích cực
Th11
Ý nghĩa hoa hồng là gì? Hoa hồng tình yêu là gì?
Muôn thuở hoa hồng vẫn là biểu tượng của tình yêu nồng cháy. Vậy nhưng
Th11
Nhớ lớp, nhớ trường…
Sau khoảng thời gian phải nghỉ học dài ngày để phòng chống dịch Covid-19, nhiều
Th10
Thống báo mở kênh Youtube chính thức của giaoducgioitinh.vn
Dự án giáo dục giới tính do UBest Group thực hiện và phát triển nhằm
Th10
Tình yêu tuổi học trò: Dạy con yêu như thế nào?
Yêu sớm, tình yêu tuổi học trò, không phải là tội nên hãy ngưng những
Th10
COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực tới quyền học tập của trẻ em
Đại dịch COVID-19 đang tác động rất lớn tới trẻ em trên nhiều mặt, trong đó
Th10