Để học giỏi môn địa lý hay bất kì một môn học gì cũng phải có phương pháp học tập mới có thể học giỏi được. Vậy phương pháp học giỏi môn địa lý là gì? Bài viết dưới đây giáo dục giới tính sẽ giúp bạn có được phương pháp học để giỏi môn địa lý.
Phần cụ thể:
Bước đầu, để có thể nắm và hiểu hết những nội dung kiến thức cơ bản của môn địa lí thì bạn cần nhiều thời gian. Tuy nhiên, khi có phương pháp học tập đúng đắn thì điều chắc chắn là bạn sẽ học nhanh hơn rất nhiều.Để học tốt địa lí bạn cần đặt bút để vẽ sơ đồ cấu trúc dạng nhánh cây. Môn địa lý được chia ra 3 phần chính đó là: Địa lý tự nhiên và dân cư; Địa lý các ngành kinh tế và Địa lý vùng kinh tế. Trong mỗi phần lại có bài học của từng ý lớn, Khi bạn vẽ xong cây chương trình học bạn sẽ hình dung được nó như thế nào.
Để nhìn bản đồ bạn sẽ cần tới Atlat địa lý, vậy để học địa lí bằng atlat bạn làm như thế nào. Để có thể hiểu và xem tốt bản đồ atlat, trước hết bạn cần nắm được nội dung của bản đồ đưa ra là gì, quan sát mỗi trang có những đối tượng địa lí nào, trong Atlat nó còn có sơ đồ, biểu đồ nếu không nắm vững được các ký hiệu thì lật lại trang bìa để xem chú thích. Học địa lý bạn nên dùng bản đồ atlat để làm dẫn chứng cụ thể, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ được kiến thức cơ bản để từ đó lấy dẫn chứng cụ thể từ atlat đem vào bài làm của mình.
Phương pháp học này rất hữu hiệu vì bạn học nhanh thuộc bài. Ngoài ra, Atlat đem lại cho bạn một nguồn số liệu xác thực để các bạn đưa dẫn chứng thay vì những con số đó các bạn phải học thuộc để ghi vào bài.
Khi học các bài thực hành sẽ có bài tập vẽ biểu đồ ( bao gồm biểu đồ cột, biểu đồ đường , biểu đồ miền,biểu đồ tròn) là dạng bài tập thực hành dễ lấy điểm kiểm tra, nhưng làm sao để bạn có thể chọn đúng loại bản đồ cần vẽ cho phù hợp. Một bí quyết cho các bạn đó là trong yêu cầu bài tập vẽ biểu đồ sẽ thường thường có gợi ý về dạng biểu đồ cần vẽ. Dựa vào các từ khóa khác nhau sẽ có cách vẽ biểu đồ khác nhau. Ví dụ: “thể hiện cơ cấu” thì có 2 dạng biểu đồ bạn nên nghĩ tới đó là biểu đồ tròn và biểu đồ miền (cụ thể dưới ba năm là biểu đồ tròn, trên ba năm là biểu đồ miền). Với các từ khóa “tốc độ tăng trưởng” ,“diễn biến” thì các bạn nên nghĩ đến biểu đồ đường.Một số chú ý nữa bài thực hành vẽ biểu đồ là các bạn cần bảo đảm đầy đủ các yếu tố như: tên đơn vị trên trục hoành (ngày, tháng, năm), trục tung (nghìn người, nghìn ha…); bảng chú thích rõ ràng đầy đủ thông tin; tên biểu đồ mà bạn vẽ(biểu đồ thể hiện,…). Về phần nhận xét sau khi vẽ biểu đồ thì bạn nên căn cứ, bám sát vào biểu đồ đã vẽ, các số liệu cần tính toán. Nên nhận xét chung trước khi nhận xét từng đối tượng riêng cụ thể. Đối với một giai đoạn nhiều năm bạn có thể chia thành từng giai đoạn ngắn để nhận xét cho cụ thể.
Phần riêng:
Phương pháp học tập địa lý
Ai cũng nghĩ địa lý là môn học thuộc lòng, nhưng sự thật là không phải như thế. Bạn có thể hệ thống các bài học bằng các sơ đồ hình cây, bằng sơ đồ tư duy, bằng bảng hệ thống,… Làm bằng cách thức nào đi nữa thì chắc chắn rằng bạn cũng phải hệ thống hóa lại kiến thức các bài học, như vậy sẽ rõ ràng và giúp các bạn học tốt hơn. Sau khi hệ thống các bài học các bạn đi vào chi tiết từng bài chi tiết. Mỗi bài học các bạn nên hệ thống lại các ý chính và ý phụ, ý nhỏ, dùng bút màu dạ quang tô đậm để có thể nhớ kỹ, nhớ dai hơn. Làm theo nguyên tắc từ tổng thể tới chi tiết, từ khái quát tới cụ thể. Có thể ghi riêng mỗi bài sau đó tập hợp lại để học cho dễ tránh lẫn lộn bài học.Với môn địa lí, nhiều bạn sợ nhất đó là học số liệu. Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ hết tát cả số liệu vì mỗi ý bạn nên chỉ cần một dẫn chứng mà thôi. Nếu bạn không nhớ rõ chính xác các số liệu thì có thể nhớ gần đúng theo kiểu khoảng, gần bằng, lớn hơn,…
Phương pháp ôn thi môn địa lí
Khi ôn thi địa lí phương pháp chuẩn nhất đó chính là bám chuẩn kiến thức và sách giáo khoa.Môn địa lí hơi khác với những môn xã hội khác là bởi môn này có sự đan xen lẫn nhãu giữa kiến thức tự nhiên và cả kinh tế xã hội. Do đó mà địa lý lại có những phần kiến thức tương đối ổn định nhưng các vấn đề kinh tế – xã hội lại thay liên tục.Bạn nên chia kiến thức địa lý thành 3 mảng đó là: kiến thức từ sách giáo khoa, kiến thức từ atlat và kiến thức từ bài thực hành. Kế đến, cần nghe giảng bài để được nắm vững kiến thức đồng thời dễ dàng nhớ lại khi học bài.
Học địa lí Việt Nam như thế nào?
Khi học lý thuyết bạn cần phân loại nội dung kiến thức. Khi học bài cần xem lại nội dung chính của bài, nội dung phụ từng mục. Do địa lý là môn xã hội nên khi học bài không cần nhất thiết phải học y boong mà chỉ cần nắm ý rồi triển khai ý cho chính xác là được. Tận dụng kiến thức để ghi điểm với giáo viên.
Đó là một số chia sẻ để các bạn có thể học giỏi môn địa lý. Chúc các bạn thành công trên con đường học tập.
Bài viết liên quan
Bé gái mẫu giáo đụng chạm vùng nhạy cảm của bạn nam cùng lớp, nguyên nhân đến từ thói quen với mẹ ở nhà
Dù đã khuyên răn nhưng bé gái vẫn lặp lại hành vi đụng chạm cơ
Th11
Nhớ lớp, nhớ trường…
Sau khoảng thời gian phải nghỉ học dài ngày để phòng chống dịch Covid-19, nhiều
Th10
Thống báo mở kênh Youtube chính thức của giaoducgioitinh.vn
Dự án giáo dục giới tính do UBest Group thực hiện và phát triển nhằm
Th10
Làm thế nào để học online thành công?
Muốn học online thành công, học sinh, sinh viên cần chú ý 4 yếu tố
Th10
Học Lịch sử không khó như bạn tưởng
Với nhiều bạn lịch sử là môn khó nhằn vì có quá nhiều kiến thức,
Th9
Bí quyết học môn Sinh học đạt hiệu quả cao nhất
Sinh học là một môn học bao gồm nhiều kiến thức đa ngành, rất rộng
Th9
Cách học giỏi môn tiếng Anh hiệu quả mà bạn nên áp dụng
Sở hữu cách học giỏi môn tiếng Anh giúp bạn không rơi vào áp lực kiểm tra,
Th9
Phương pháp học tốt môn Hóa
Hóa học là một bộ môn khoa học có khối lượng lớn kiến thức cả
Th9
10 bí quyết học giỏi môn Vật Lý dễ dàng
Vật Lý là môn học khó, đòi hỏi sử dụng tư duy, trí não. Để
Th9
10 Cách Học Toán “Dễ Như Ăn Kẹo”
Những con số dài ngoằng cùng với những hình học khó hiểu luôn là thách
Th9
Phương Pháp Học Tập Hiệu Quả: 10 Bước Để Thành Công
Phương pháp học tập hiệu quả luôn đưa chúng ta tới thành công bằng con đường
Th9