Hỏi: Pháp luật quy định cụ thể về các cấp độ bảo vệ trẻ em như thế nào?
Đáp: Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Trẻ em năm 2016, bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây:
a) Phòng ngừa;
b) Hỗ trợ;
c) Can thiệp.
– Cấp độ phòng ngừa: gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 48 Luật Trẻ em năm 2016, cụ thể:
a) Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
b) Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em;
c) Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn;
d) Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em;
đ) Xây dựng môi trường sống an toàn và phù hợp với trẻ em.
– Cấp độ hỗ trợ: bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ được quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Trẻ em năm 2016
a) Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại;
b) Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
c) Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật này;
d) Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện Điều kiện sống cho trẻ em.
– Cấp độ can thiệp: bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Khoản 2 Điều 50 Luật Trẻ em năm 2016 quy định các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp bao gồm:
a) Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp;
b) Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;
c) Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 62 của Luật này;
d) Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
đ) Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này;
e) Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
g) Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em quy định tại Khoản 1 Điều 43, Khoản 1 Điều 44 và Điểm d Khoản 2 Điều 49 của Luật này;
h) Theo dõi, đánh giá sự an toàn của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.
P/S: trẻ em có quyền được học tập và giáo dục giới tính đầy đủ. Tất cả các hành động xâm phạm trẻ em là bất hợp pháp!
Bài viết liên quan
Các biện pháp tránh thai hiệu quả
Th12
“Mẹ ơi, mẹ có chết không?”: Câu trả lời khác biệt từ 2 người mẹ quyết định mức độ thành công và hạnh phúc của cuộc đời con
Khi nói về cái chết, tất cả chúng ta đều chẳng khác gì một đứa
Th12
Làm gì khi phát hiện con yêu sớm? Bài học quý giá cho phụ huynh!
Thơ Thơ hiện đang học lớp 6. Gần đây cô Tâm để ý thấy con
Th12
Nữ sinh cấp 3 bị bạn học “thiêu sống” 10 năm trước, giờ có ngoại hình gây ngỡ ngàng và bài học dành cho bố mẹ khi có con “yêu sớm”
Vụ “thiêu sống” nữ sinh đã khiến cô gái chịu nhiều thương tật, tất cả
Th11
Bé gái mẫu giáo đụng chạm vùng nhạy cảm của bạn nam cùng lớp, nguyên nhân đến từ thói quen với mẹ ở nhà
Dù đã khuyên răn nhưng bé gái vẫn lặp lại hành vi đụng chạm cơ
Th11
Báo Anh viết về chiến dịch chống lạm dụng tình dục trẻ em ở Việt Nam
Tờ Guardian cho rằng chính phủ Việt Nam đã có những sáng kiến tích cực
Th11
Ý nghĩa hoa hồng là gì? Hoa hồng tình yêu là gì?
Muôn thuở hoa hồng vẫn là biểu tượng của tình yêu nồng cháy. Vậy nhưng
Th11
Bức thư gửi mẹ nhân ngày 20/10 khiến dân mạng rơi nước mắt
Mẹ kính yêu..! Giờ này mẹ đã ngủ…. Con viết cho mẹ khi con đang
Th11
Nhớ lớp, nhớ trường…
Sau khoảng thời gian phải nghỉ học dài ngày để phòng chống dịch Covid-19, nhiều
Th10
Thống báo mở kênh Youtube chính thức của giaoducgioitinh.vn
Dự án giáo dục giới tính do UBest Group thực hiện và phát triển nhằm
Th10
Tình yêu tuổi học trò: Dạy con yêu như thế nào?
Yêu sớm, tình yêu tuổi học trò, không phải là tội nên hãy ngưng những
Th10
COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực tới quyền học tập của trẻ em
Đại dịch COVID-19 đang tác động rất lớn tới trẻ em trên nhiều mặt, trong đó
Th10